Chiến công và cái chết Dương_Tái_Hưng

Bình định Cát, Kiền

Tháng Hai năm Thiệu Hưng thứ ba (1133), triều đình lệnh cho Nhạc Phi bình định bọn Bành Hữu, Lý Mãn (đang chiếm cứ Cát Châu), và Trần Ngung, La Nhàn (đang chiếm cứ Kiền Châu), tổng cộng mười tên. Tháng Tư năm đó, Nhạc Phi dẫn quân tới Cát Châu, phái thống lĩnh Vương Quý, Trương Hiến tiến binh, bắt sống Bành Hữu, Lý Mãn bọn người. Nhạc Phi thừa thắng tiến công Kiền Châu, chia binh tiến đánh mấy trăm tòa sơn trại phản quân, các nơi sơn trại liên tiếp thất thủ [6]. Tháng chín năm đó, phó tướng, Thừa tiết lang Dương Tái Hưng có công bình định Cát, Kiền, nhận chiếu thư khen thưởng [7].

Lập công trong chiến dịch Bắc phạt

Tháng 7 năm Thiệu Hưng thứ sáu (1136), Nhạc Phi được phong Kiểm giáo thiếu bảo, Vũ Thắng Định quốc quân Tiết Độ sứ, Hồ Bắc Kinh Tây lộ Tuyên phủ phó sứ, kiêm Doanh điền sứ suất quân bắc phạt Ngụy Tề, Dương Tái Hưng suất bộ thu phục Tây Kinh huyện Trường Thủy [8], giết địch hơn năm trăm người, bắt giữ hơn trăm người, đoạt lương hơn hai vạn thạch, đoạt ngựa vạn thớt, lại đốt lương thảo ở Thái châu [9].

Cái chết

Tháng 5 năm Thiệu Hưng thứ mười (1139), Thái Bảo, Đô nguyên soái, lĩnh hành đài thượng thư tỉnh sự nhà KimHoàn Nhan Tông Bật (còn gọi là Ngột Truật) xé bỏ đàm phán hoà bình, chia binh xâm nhập phía nam. Tháng 6 năm đó, Nhạc Phi không nghe chiếu, xuất quân. Tháng 7 năm đó, Ngột Truật biết được Nhạc Phi đóng quân Yển Thành, tự mình dẫn một vạn năm ngàn kỵ đến quyết chiến. Dương Tái Hưng trong chiến đấu ý đồ bắt sống Ngột Truật, một ngựa xông trận, bị quân Kim trùng điệp vây quanh, lực chiến chém giết mấy trăm người, phá vây mà ra [10]. Sau cuộc chiến Yển Thành, Ngột Truật đồn trú Lâm Dĩnh, ý đồ tiếp tục cùng Nhạc Phi quyết chiến. Dương Tái Hưng suất 300 khinh kỵ đến cầu Tiểu Thương trinh sát, bị quân Kim chủ lực vây quanh, Dương Tái Hưng cùng các binh sĩ và hai con trai dốc sức chiến đấu, tiêu diệt được hơn 2.000 lính Kim, riêng ông được cho là đích thân tiêu diệt được hơn 50 người, trong đó có nhiều tướng Kim. Sau do quân Kim quá đông, tập trung bắn tên vào ông. Khi bị trúng tên, ông bình thản dùng chủy thủ cắt bỏ phần tên ở ngoài và tiếp tục chiến đấu. Ông cùng các binh sĩ tìm cách phá vòng vây, về đến Hà Trung thì chiến mã kiệt sức, không thể thoát vây, ông cùng 300 binh sĩ tuẫn tiết. Quân Kim bắt được thi thể ông liền đem thiêu, tương truyền là thu được hơn 2 đấu đầu mũi tên sắt trong thi thể[11]. Triều đình truy tặng "thất quan".

Phần tro được chôn cất tại Đại Quyên động (nay thuộc huyện Lâm Dĩnh). Người đời ngưỡng mộ sự can đảm và tấm lòng trung nghĩa của ông, nên gọi mộ phần của ông là "Trung mộ".

Vài ngày sau, Nhạc Phi cùng bộ tướng đánh tới Chu Tiên Trấn, tìm lại được mộ phần của Tái Hưng. Nhạc Phi đã khóc nức nở trước cái chết của Tái Hưng.

Dương Tái Hưng chiến đấu anh dũng, nhưng về sau chủ tướng Nhạc Phi bị cáo buộc tội tạo phản nhà Tống, các tướng dưới trướng cũng bị liên lụy, nên bao nhiêu công trạng của Dương Tái Hưng rơi vào quên lãng hết, nay chỉ còn đền thờ dân gian tại Hàng Châu. Con cái của Tái Hưng sau này cũng không rõ tông tích.

Liên quan